9 bí quyết để hồi phục nhanh sau mổ đẻ
Những lời khuyên sau đây có thể giúp quá trình hồi phục sau mổ đẻ diễn ra nhanh hơn:
1. Nghỉ ngơi nhiều
Nghỉ ngơi là điều cốt yếu để hồi phục sau bất kỳ phẫu thuật nào. Tuy nhiên đối với nhiều bậc cha mẹ mới sinh con, việc nghỉ ngơi gần như không thể khi có mặt một em bé sơ sinh sơ sinh trong nhà. Trẻ sơ sinh giờ giấc rất thất thường và có thể chỉ ngủ 1 hoặc 2 giờ mỗi lần.
Người mẹ nên luôn cố gắng ngủ khi bé ngủ, hoặc có người nhà giúp đỡ để có thể tranh thủ chợp mắt.
Bạn sẽ rất dễ cảm thấy choáng ngợp bởi việc nhà hoặc tiếp đón khách khứa. Nhưng hi sinh giấc ngủ cho việc nấu nướng hoặc dọn dẹp nhà cửa có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Sẽ hợp lý hơn nếu cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt
2. Nhờ giúp đỡ
Chăm sóc em bé sơ sinh đòi hỏi nhiều công sức. Việc chăm sóc em bé sau một ca phẫu thuật lớn có thể khiến bạn kiệt sức, và không phải tất cả những người mẹ mới sinh đều có thể xoay xở làm điều này một mình. Hãy nhờ sự iúp đỡ của chồng, , hàng xóm, người thân hoặc bạn bè.
Sẽ rất hữu ích nếu tìm được người giúp nấu nướng hoặc trông em bé trong khi người mẹ nghỉ ngơi hoặc tắm gội.
3. Xử lý cảm xúc
Sinh con có thể là một trải nghiệm cảm xúc cho tất cả những người tham gia.
Những người mẹ sinh cấp cứu hoặc sinh con sau chấn thương, cũng như những người phải mổ đẻ dù không muốn, có thể phải xử lý những cảm xúc khó khăn về ca sinh.
Những cảm xúc mới này có thể làm cho quá trình chuyển sang làm cha mẹ trở nên khó khăn hơn so với những người khác, và có thể gây ra những cảm giác dằn vặt và xấu hổ.
Nhiều người sẽ được lợi nếu được giúp đỡ để xử lý những cảm xúc này.
Hãy tâm sự với chồng, bạn bè hoặc bác sĩ trị liệu. Nhận hỗ trợ sớm có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và có thể giúp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh được điều trị nhanh hơn.
4. Đi bộ thường xuyên
Nên bỏ tập tạ và tập thể dục aerobic cường độ cao trong vài tuần đầu tiên sau mổ. Thay vào đó, đi bộ có thể giúp giữ gìn vóc dáng và duy trì sức khỏe tâm thần tốt.
Đi bộ cũng làm giảm nguy cơ đông máu và các vấn đề về mạch máu hoặc tim. Một số bạc cha mẹ mới con thích đi bộ với những người đồng cảnh ngộ trong một nhóm, hoặc gặp gỡ hàng xóm khi cùng đẩy em bé đi đạo.
5. Quản lý đau
Không cần phải chịu đau trong khi đương đầu với những đòi hỏi khác của việc chăm sóc em bé. Bạn phải uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Nếu thuốc không tác dụng hoặc nếu đau nhiều hơn, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
6. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Một số bác sĩ sẽ yêu cầu người mẹ tự đo nhiệt độ sau mỗi 24 giờ để theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để xem có cần làm như vậy hay không.
Ngoài ra, cũng phải lưu tâm đến các dấu hiệu nhiễm trùng khác, như sưng, đau dữ dội, vệt đỏ ở vết mổ hoặc rét run. Liên lạc với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu nếu các triệu chứng này xuất hiện.
7. Chống táo bón
Sự kết hợp của thay đổi nội tiết tố, cơ bụng yếu, và nằm nhiều có thể dẫn đến táo bón. Táo bón nặng có thể gây đau và việc rặn có thể làm tổn thương vết mổ.
Uống nhiều nước và hỏi bác sĩ về việc uống các thuốc nhuận tràng. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, như trái cây và rau, có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
8. Nhận sự hỗ trợ để nuôi con bằng sữa mẹ
Đẻ mổ có liên quan đến nguy cơ cao gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp cha mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công, ngay cả khi gặp phải những thách thức, chẳng hạn như phải tách khỏi em bé sau khi sinh. Nếu việc nuôi con bằng sữa mẹ không thuận lợi, người mẹ nên nhờ sự giúp đỡ.
Nếu người mẹ còn đang bị đau, hãy ngồi trong một chiếc ghế thoải mái, có tựa và sử dụng đệm cho con bú, hoặc cho con bú ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng có thể giúp cho con bú dễ dàng hơn.
9. Tìm sự giúp đỡ cho các vấn đề lâu dài
Một số phụ nữ bị đau kéo dài sau mổ đẻ. Một số khác bị yếu cơ, tiểu không tự chủt hoặc trầm cảm. Những vấn đề này là phổ biến, và không nên cảm thấy xấu hổ nếu bị như vậy. Cũng không cần thiết phải im lặng chịu đựng.
Nếu các triệu chứng vẫn diễn ra sau làm hẹn khám cuối cùng sau sinh, người mẹ mới nên liên lạc với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Họ có thể chuyển bnaj đi khám chuyên khoa hoặc cho lời khuyên để giải quyết các triệu chứng ở nhà.