Chân ướt, chân ráo vào công ty, nhân viên mới phải đối mặt với môi trường làm việc, đồng nghiệp và cả công việc mới… Khó khăn trong việc thích ứng khiến không ít "tân binh" rơi vào tình trạng sa sút tinh thần, làm việc kém hiệu quả. Là nhà quản lý, bạn cần đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này, giúp nhân viên mới sớm hòa nhập với doanh nghiệp từ đó làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này một cách tốt hơn.
Bắt đầu bằng những buổi training
Hiểu rõ về công việc là nhu cầu thiết yếu đối với bất kỳ ứng viên nào dù họ tìm việc làm ở Đà Nẵng hay các địa phương khác và nhà tuyển dụng nên đáp ứng điều này khi phỏng vấn. Tuy nhiên, chỉ nghe qua lý thuyết và khi bắt tay vào thực hiện là hai lĩnh vực hoàn toàn khác. Do đó, để nhân viên mới tiến hành công việc một cách thuận lợi thì nhà quản lý phải chủ động tổ chức các buổi training. Tùy vào vị trí công việc hay lĩnh vực hoạt động mà bạn có thể đưa ra những hình thức đào tạo khác nhau như một buổi họp nho nhỏ nhằm hướng dẫn quy trình làm việc, truyền đạt những mục tiêu, định hướng phát triển… của công ty.
Ảnh minh họa.
Giao việc theo kế hoạch cụ thể
Song song với việc đào tạo, nhà quản lý cần quan sát, tìm hiểu thế mạnh của nhân viên, từ đó khai thác tiềm năng của họ để có kế hoạch giao việc phù hợp, theo định hướng phát triển của công ty.
Có thể lựa chọn các phương pháp phân việc như: Phân công theo năng lực giúp nhân viên mới phát huy tối đa khả năng của mình và mang lại hiệu quả cao nhất; hoặc cho nhân viên thử sức với nhiều nhiệm vụ khác nhau, phương pháp này không chỉ giúp bạn dễ dàng phát hiện được tiềm năng phát triển của người mới mà còn tạo cho họ cảm giác được trọng dụng từ đó sẽ cố gắng phấn đấu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể giao việc theo hình thức tăng dần, tức là ban đầu khối lượng công việc được giao sẽ ít và tăng dần theo thời gian, song song với theo dõi tiến độ và kết quả công việc, đảm bảo vừa sức với nhân viên và không làm họ có cảm giác "quá tải".
Ngoài ra, ở vị trí là người giao việc bạn cần phải là người nắm rõ nội dung kế hoạch công việc, đưa ra định hướng hoàn thành và chia sẻ kinh nghiệm với vai trò là người đi trước. Bạn cũng có thể nâng cao năng suất làm việc của người mới bằng cách nêu ra ý tưởng, hướng dẫn nhân viên đó vạch ra kế hoạch cụ thể, các bước và quy trình thực hiện để họ quen dần với công việc trước khi bắt tay vào hoàn thành mọi thứ một mình.
Chủ động trong khuyến khích và động viên nhân viên
Việc đưa ra những lời động viên, khuyến khích các "tân binh" khi hoàn thành nhiệm vụ được giao chính là động lực giúp họ thêm nhiệt huyết trong công việc, tích cực làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả cho bản thân và cho doanh nghiệp. Đối với nhân viên mới, một hành động dù nhỏ như động viên, khuyến khích khi họ vô tình phạm lỗi, hay những cơ chế khen thưởng khi họ làm việc tốt sẽ là những sự khích lệ lớn giúp họ tiếp tục làm việc và cống hiến hết mình, vượt qua thử thách để vươn đến thành công.
Gắn kết nhân viên mới và nhân viên cũ
Sự giúp đỡ tận tình từ các đồng nghiệp chắc chắn sẽ giúp nhân viên mới có thể nắm bắt công việc một cách nhanh chóng hơn. Do đó, nhà quản lý cần đóng vai trò là người kết nối các nhân viên, giúp họ xích lại gần nhau. Bạn có thể là người khởi xướng một buổi giao lưu nho nhỏ để tạo cơ hội cho nhân viên mới và nhân viên cũ có dịp trò chuyện, chia sẻ và hiểu thêm về nhau. Bạn cũng có thể dành thời gian sau giờ làm để trò chuyện, trao đổi cùng các nhân viên, tạo ra những đề tài thu hút được sự quan tâm của cả người cũ và người mới, để họ cùng thảo luận.
Tóm lại, nhà quản lý cần phải nắm bắt được suy nghĩ cũng như khó khăn của các "tân binh" khi họ phải bắt đầu ở một môi trường làm việc mới, từ đó đưa ra kế hoạch chiến lược hỗ trợ phù hợp, bài bản và xuất phát từ sự chân thành. Điều này sẽ giúp các nhân viên mới có cảm giác an toàn, được tôn trọng từ đó nỗ lực làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả để giúp công ty ngày càng phát triển hơn.