Thôi bán lẻ, dừng Vinpearl Air, VinGroup cạn tiền hay theo đuổi 'nghiệp lớn' gì?

Mới đây, dư luận không khỏi ngỡ ngàng trước thông tin Tập đoàn VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gửi văn bản lên Bộ Giao thông Vận tải, chính thức xin rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Điều này đồng nghĩa nhiều khả năng Hãng hàng không Vinpearl Air sẽ không thể cất cánh.

Tuy nhiên, đối với trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không VinAviation VinGroup cho biết vẫn duy trì hoạt động theo cam kết với các học viên.

VinGroup rút khỏi lĩnh vực hàng không sau nửa năm thành lập Vinpearl Air. (Ảnh minh họa).

Theo tìm hiểu của PV, trong chiến lược phát triển đã được công bố năm 2018, VinGroup đặt mục tiêu sẽ trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu Việt Nam trong 10 năm tới. Để thực hiện chiến lược này, tháng 12/2019, Tập đoàn VinGroup đã rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp.

Theo đó, VinGroup và Tập đoàn Masan thỏa thuận sáp nhập Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce (đơn vị vận hành VinMart và VinMart+) và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco vào Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.

Tháng 12/2019, Tập đoàn VinGroup đã rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp.

Tiếp sau đó, sàn thương mại điện tử của VinGroup là Adayroi dừng hoạt động, tích hợp vào ứng dụng VinID, trong khi VinPro bị giải thể, đánh dấu việc VinGroup rút hẳn mảng bán lẻ.

Trước thông tin Tập đoàn VinGroup thôi bán lẻ, dừng Vinpearl Air, dư luận không khỏi thắc mắc: VinGroup cạn tiền hay theo đuổi "nghiệp lớn" gì?

Theo Tập đoàn VinGroup, việc rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không Tập đoàn cũng cần tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu phát triển mảng công nghệ và công nghiệp.

Khánh Hoài (Tổng hợp)

Nguồn: Báo Kiến Thức