3 'ông lớn' thời trang đã tung chiêu gì để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam ?

Zara - Thương hiệu xa xỉ

Đối với Zara, chiến thuật được thương hiệu này sử dụng, đó là duy trì mức giá thấp tại nước nhà Tây Ban Nha và nhỉnh hơn một chút tại các nước láng giềng có sử dụng đồng Euro. Còn ở những thị trường khác, Zara được nhận diện là một thương hiệu xa xỉ với mức giá cao, đặc biệt là những nước Châu Á như Nhật Bản hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Zara định giá sản phẩm dựa trên số tiền mà khách hàng sẵn sàng chi trả

Thêm vào đó, Zara chỉ đẩy mạnh giảm giá vào 2 mùa trong năm là tháng 1 và tháng 7. Và sản phẩm "sale off" của Zara chỉ được giảm từ 15-20%, khá khiêm tốn so với các công ty thời trang khác.

Đối với thị trường nước ta, Zara đổ bộ vào Việt Nam bằng việc mở cửa hàng đầu tiên tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 9/2016 và nhanh chóng lên kế hoạch mở rộng ra thị trường Hà Nội bằng 1 cửa hàng ở Vincom Bà Triệu.

Đơn vị quản lý Zara tại Indonesia cũng áp dụng một chính sách giá đặc biệt, thấp hơn các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… từ 15-20%, với những mã hàng chọn lọc. Họ khảo sát mức tiêu thụ, thu nhập của từng thị trường và định giá sản phẩm dựa trên số tiền mà khách hàng sẵn sàng chi ra. Và khách hàng Việt Nam có thể an tâm mua sắm với nhiều mức giá các loại thời trang nhanh từ khoảng 149.000 đồng đến trên một triệu đồng/sản phẩm.

H&M - Hướng tới nhiều phân khúc khách hàng

H&M là một trong những tên tuổi thời gian lâu đời nhất trong lịch sử, với hàng loạt nhãn hiệu như Monki, Weekday, Cheap Monday và Collection of Style, H&M có lẽ là đối thủ nặng ký nhất của Zara ở thời điểm hiện tại. Bằng cách phát triển nhiều thương hiệu khác nhau, H&M nhắm tới việc mở rộng và đánh chiếm nhiều phân khúc khách hàng với mức chi tiêu đa dạng.

Mỗi nhãn hiệu của H&M đều có mức giá và phong cách khác nhau. Chẳng hạn như Collection of Style được bán với mức giá cao hơn và khách hàng mục tiêu ở thị trường Châu Âu, còn Monki, tuy cũng thuộc H&M nhưng giá bán thường chỉ bằng một nửa giá của Collection of Style và nhắm tới các thiết kế cũng như khách hàng trẻ trung, năng động hơn.

H&M nhắm tới việc đánh chiếm nhiều phân khúc khách hàng với mức chi tiêu đa dạng

Tại Việt Nam, tuy đến muộn hơn Zara nhưng H&M cũng đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình bằng một Cửa hàng tọa lạc tại TTTM Vincom Center Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM) vào tháng 9/2017, bao gồm 2 tầng với tổng diện tích 2.200 m2. Hiện, tổng số cửa hàng của H&M đã lên đến 4 cửa hàng.

H&M tuyên bố sẽ giới thiệu nhiều loại thời trang có xu hướng mới nhất và giá cả phải chăng đến các tín đồ thời trang Việt Nam và tham vọng trở thành là điểm đến thời trang số 1 ở Việt Nam trong vài năm tới.

Bên cạnh đó, chính sách giá "phải chăng" để thu hút người mua đã được H&M áp dụng tại Việt Nam, nhưng giá của H&M được xem thấp hơn của Zara. Với mục tiêu hướng đến lượng người mua cao nhất, H&M chọn mặt bằng bán lẻ với diện tích từ 2.000 - 3.000m2, đồng thời có thể thấy việc H&M bắt tay với các nhà thiết kế danh tiếng như Karl Lagerfeld hay Balmain đã đem đến vị thế mới cho nhà mốt Thụy Điển này trong ngành thời trang nhanh đại chúng.

Việc gia nhập thị trường Việt lúc này được cho là đúng thời điểm. Nhà bán lẻ thời trang nói đã nghiên cứu thị trường nhiều năm trước và chuẩn bị cho cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM trong suốt 2 năm. H&M cũng nhìn thấy tiềm năng gần đây, khi các điểm mua sắm hiện đại gày càng xuất hiện nhiều trong khi dân số Việt Nam trẻ, kinh tế phát triển nhanh.

Thương hiệu này đang làm việc với khoảng 30 nhà cung cấp với trên 40 nhà máy Việt Nam. Các nhà cung cấp ở Việt Nam cung ứng cho H&M sản phẩm chủ đạo như phụ kiện thời trang, giày dép, áo khoát, đồ len, dệt kim…

Uniqlo - Thương hiệu đẳng cấp...giá rẻ!

Uniqlo thì luôn đánh vào tâm lý khách hàng bằng Sản phẩm giá thành thấp nhất và phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp tiêu dùng. Khi xâm nhập vào một thị trường mới, Uniqlo vẫn giữ mức giá bằng hoặc chỉ nhỉnh hơn chút ít so với thị trường Nhật Bản.

Uniqlo từng làm chấn động thị trường thời trang Nhật khi đưa ra mẫu quần jeans chỉ với mức giá 25 Euro, khiến các hãng khác ngay lập tức phải giảm giá bán để có thể cạnh tranh.

Uniqlo chú trọng vào giá thành thấp nhất và phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp tiêu dùng

Và vào cuối mỗi mùa thời trang, hàng hóa Uniqlo sẽ được đưa vào các chương trình sale off từ 20 – 30% để đảm bảo giải phóng hết hàng tồn kho. Và Uniqlo đặc biệt thường sử dụng các tên tuổi lớn để quảng bá cho sản phẩm của mình, như các ngôi sao Orlando Bloom hay Novak Djokovic.

Tiếp bước Zara và H&M mở cửa hàng tại Việt Nam, hàng thời trang Nhật Bản Uniqlo cũng đang ráo riết tuyển dụng người để chuẩn bị đổ bộ thị trường được cho còn nhiều tiềm năng này.

Người tiêu dùng tìm đến Uniqlo để có được sản phẩm mà họ mặc hàng ngày, dưới rất nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Chính vì vậy từ những ngôi sao cho đến người tiêu dùng bình thường, Uniqlo luôn có vị trí nhất định trong ưu tiên mua sắm của họ.

Tự biến mình thành startup, doanh thu 2017 của Levi’s lập kỷ lục sau gần 2 thập kỷ

Thùy Linh (TH)

Nguồn: Báo Tạp chí Công thương