Với cương vị là nhà quản lý, để tình trạng này không xuất hiện nơi làm việc cũng như giữ chân nhân sự, ngoài tài năng lãnh đạo bạn cần phải học cách lắng nghe cấp dưới của mình. Lắng nghe chính là cách giúp bạn tìm hiểu những vấn đề mà nhân viên đang gặp phải từ đó tìm ra giải pháp kịp thời thúc đẩy họ thành công hơn. Nhưng bạn đã biết đâu là những vấn đề mà nhân viên mong muốn các nhà lãnh đạo lắng nghe, thấu hiểu chưa? Cùng đọc bài viết dưới đây, bạn sẽ tự tìm được câu trả lời cho mình.
“Tôi đang chán với công việc của mình”
Hầu như không có ai chọn cách nói trực tiếp với sếp của mình rằng họ đang chán việc, vì không muốn mình bị liệt kê vào vòng sa thải tiếp theo. Nhưng nếu bạn không phát hiện và để tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm năng suất của chính họ và cả toàn nhóm. Thêm vào đó, với những nhân viên đang cảm thấy buồn chán, mất động lực làm việc thường xuất phát từ nguyên nhân không hài lòng về công việc, công ty và dĩ nhiên họ sẽ tìm kiếm một nơi khác để thăng tiến sự nghiệp.
Dựa vào các biểu hiện sẽ giúp bạn biết được nhân viên của mình đang buồn chán công việc hay không
Hãy lắng nghe những lời than phiền, buồn chán vu vơ của nhân viên trong các cuộc họp, khi giao việc hoặc khi họ nói chuyện với đồng nghiệp từ đó cho gợi ý để nhân viên của bạn có thêm những thách thức và cơ hội để phát triển kỹ năng của họ mà không bị nhàm chán khi làm việc.
“Tôi cần sự hỗ trợ của sếp”
Trong một vài trường hợp khó khăn, nhân viên của bạn có thể không tự đưa ra quyết định và xử lý được như khách hàng làm khó, ký hợp đồng lớn… Lúc này, họ không thể ra ngoài và yêu cầu sự giúp đỡ của bạn trực tiếp nhưng họ sẽ thường ám chỉ điều đó qua các biểu hiện, cách báo cáo công việc ví dụ như: “Khách hàng đang rất tức giận. Tôi đã cố gắng nói với cô ấy rằng chúng tôi đang xem xét tình hình, nhưng cô ấy không muốn nghe.”
Điều này chứng tỏ họ đang cầu cứu bạn, là người quản lý bạn có thể chủ động giúp họ giải quyết tình huống khó khăn này bằng những kiến thức, kỹ năng của mình.
“Tôi đang làm việc quá sức”
Một số nhân viên sẽ đến gặp bạn và trình bày ngay khi khối lượng công việc của họ quá nhiều để có thể xử lý được. Tuy nhiên, một số người sẽ cố gắng vắt kiệt sức lao động để đáp ứng khối lượng công việc được giao.
Hãy quan sát xem nhân viên của mình có thái độ miễn cưỡng khi nhận việc hay có biểu hiện mệt mỏi hay không từ đó điều phối lại khối lượng công việc đồng đều hơn, giúp cho nhân viên có cơ hội cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
“Tôi muốn tham gia các khóa đào tạo, nâng cao chuyên môn”
Rất ít người thích thừa nhận rằng họ cần sự giúp đỡ, nhân viên của bạn cũng vậy khi gặp phải những yêu cầu tính chuyên môn cao, thay vì đến nhờ bạn hỗ trợ họ sẽ tự một mình loay hoay tìm cách giải quyết vì không muốn bạn phát hiện ra điểm yếu của họ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cá nhân nhân viên đó mà còn khiến năng suất toàn bộ công ty giảm đi.
Không phải ai cũng dũng cảm để nói ra khuyết điểm của mình với sếp
Khi giao một công việc nào đó, nếu bạn thấy nhân viên từ chối và nhường cho một người khác hay giả vờ tỏ ra bận rộn một cách đột ngột nghĩa là họ không tự tin để đảm nhận nó. Bằng cách tìm hiểu qua mỗi lần giao việc, bạn sẽ biết được họ còn yếu những phần nào để đào tạo kịp thời mang đến cho họ cơ hội để phát triển bản thân.
Lắng nghe chính là chìa khóa giúp các nhà lãnh đạo quản lý nhân viên của mình hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu hiểu hơn cấp dưới của mình từ đó thay đổi cách quản trị nhân sự để giúp mọi người và công ty ngày càng phát triển.