Nhưng tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông không đơn giản như tạo hồ sơ và tiếp cận với các ứng viên. Trên thực tế, bạn có thể mắc phải các sai lầm mà cuối cùng phải trả giá bằng những nỗ lực tuyển dụng của bạn. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến các nhà tuyển dụng thường mắc phải mà bạn có thể tham khảo.
Chỉ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ cơ hội việc làm
Nếu chỉ đăng nội dung liên quan đến cơ hội việc làm Đà Nẵng hay ở các tỉnh thành khác mà quên đi việc xây dựng thương hiệu thì chắc chắn bạn đã rơi vào lối mòn tuyển dụng. Sự thật là, các ứng viên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội với nhiều mục đích hơn là tìm các thông tin tuyển dụng. Họ muốn tìm hiểu về nhà tuyển dụng, truy cập thông tin hữu ích và kết nối với các công ty mà họ tin rằng có thể phù hợp. Nếu bạn không đăng gì ngoài những mô tả công việc, bạn sẽ gặp khó khăn để thu hút sự chú ý của các ứng cử viên lý tưởng.
Hãy chia sẻ nhiều nội dung để xây dựng cả thương hiệu nhà tuyển dụng và thương hiệu cá nhân của bạn với tư cách là nhà tuyển dụng. Đồng thời đưa ra các nội dung làm nổi bật văn hóa và các giá trị cốt lõi của công ty. Nếu bạn không chắc chắn tìm thấy nội dung chất lượng cao ở đâu, hãy tìm đến phòng Marketing của công ty. Hãy nhớ rằng, nếu bạn không tìm thấy nội dung thú vị thì bạn cũng sẽ không có các ứng viên tiềm năng.
Thiếu tiêu chí rõ ràng về đối tượng tuyển dụng
Việc không biết chính xác mình cần tìm kiếm những ứng viên có đặc điểm ra sao là điều không khó thấy hiện nay. Điều này làm lãng phí chính thời gian cũng như tiền bạc của bạn và công ty, đồng thời không đem lại bất kỳ một hiệu quả nào.
Trước khi đăng tin thì bạn nên có một cuộc trao đổi nhỏ với những người quản lý trực tiếp vị trí mà bạn cần tuyển dụng. Khi đã chắc chắn yêu cầu về kỹ năng cần thiết, thái độ làm việc... thì bạn sẽ có hình dung cụ thể nhất về đối tượng mình cần tìm kiếm là ai.
Không có sự tương tác qua lại ở tin tuyển dụng
Khi đăng bất kỳ một tin bài nào trên các phương tiện truyền thông thì sự tương tác đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ khi lượt thích, bình luận hay chia sẻ cao thì khả năng tiếp cận đến các đối tượng phù hợp với yêu cầu của bạn mới đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy nhưng, không ít nhà tuyển dụng chỉ đăng tin lên mà chưa thực sự quan tâm đến sự tương tác như lượt xem, có ai đặt câu hỏi, thắc mắc bên dưới phần bình luận…
Hãy cố gắng dành thời gian để tương tác với người dùng trên mạng xã hội. Có thể họ chưa chắc là người bạn cần nhưng việc tham gia trò chuyện càng nhiều thì cơ hội tìm kiếm được người phù hợp của bạn lại càng cao. Một số người có thể đọc được tin tuyển dụng và giới thiệu cho bạn của mình nếu thấy phù hợp.
Thiếu sự sáng tạo, đổi mới trong tin tuyển dụng
Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường hay sử dụng các tin bài mẫu khi muốn tìm kiếm vị trí làm việc nào đó. Có thể điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức nhưng nó sẽ khiến họ đánh mất đi những nhân tố nổi bật, mong muốn được làm việc trong một môi trường sáng tạo.
Hãy tạo sự mới mẻ, thu hút trong tin bài tuyển dụng. Đây dường như cũng là cách để bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp trong mắt của ứng viên. Khi cảm nhận được niềm tin cũng như nhận ra đây sẽ là một nơi có thể học hỏi thêm nhiều điều thì chắc chắn những ứng viên chất lượng sẽ tìm đến bạn.
Không theo dõi hiệu suất
Tuyển dụng trên mạng xã hội chỉ là một phần của công việc tuyển dụng, vì vậy bạn có thể có xu hướng không quá quan tâm đến hình thức này và chỉ tập trung vào các số liệu tuyển dụng quan trọng khác. Nhưng không có mục tiêu và số liệu rõ ràng, bạn sẽ mãi không tối ưu hóa và cải thiện chiến lược tuyển dụng trên mang xã hội của bạn. Kết quả là, bạn có thể bỏ lỡ các ứng viên chất lượng cao.
Do đó, hãy xác định rõ ràng các số liệu để đánh giá các nỗ lực tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông xã hội của bạn. Sau đây là một vài ví dụ:
- Số liệu tương tác: Xem xét số lượng người theo dõi hoặc số người đăng ký, lượt thích, bình luận và chia sẻ của bạn theo thời gian. Các số liệu này sẽ giúp bạn hiểu được sự phát triển của mình theo thời gian và xác định bài đăng và nội dung nào tạo ra sự quan tâm nhiều nhất.
- Lưu lượng truy cập web: Bài đăng nào tạo ra lưu lượng truy cập nhiều nhất đến trang web hoặc bài đăng công việc của bạn.
- Ứng viên được tuyển dụng đến từ đâu: Bằng cách theo dõi nguồn nhân lực hàng đầu của bạn đến từ đầu, bạn có thể xác định kênh xã hội nào tạo ra ứng viên thành công nhất cho doanh nghiệp của mình.
Việc tuyển dụng có thể sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào phương tiện truyền thông xã hội trong những năm tới, vì vậy nếu bạn không điều chỉnh chiến lược của mình và giải quyết bất kỳ điểm yếu nào, bạn sẽ nhanh chóng tụt hậu so với đối thủ. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc để đánh giá và cải thiện các nỗ lực tuyển dụng trên mạng xã hội của mình, bạn sẽ xây dựng các kết nối mạnh mẽ hơn và bảo đảm tuyển được các ứng viên đủ điều kiện hơn.