Bất cứ ai từng biết đến quá trình phát triển của Zoom đều biết rằng câu chuyện tăng trưởng và IPO thành công của hãng không đến từ may mắn. Kể từ khi Eric Yuan thành lập Zoom vào năm 2011, công ty này đã đã vượt qua những khó khăn và có những bước tiến vững chắc để nâng dần số nhân viên lên 2.000 người với doanh thu hằng quý hơn 120 triệu USD và đạt mức vốn hóa thị trường hơn 20 tỷ USD, và tất nhiên, hãng vẫn có lãi.
Để Zoom đạt được thành công như ngày hôm nay, vai trò của Eric Yuan Zoom rất lớn khi ông chính là người sáng lập duy nhất và cùng trải qua những thăng trầm trong kinh doanh cùng với Zoom ngay từ ngày đầu. Trong bài phỏng vấn với Entrepreneur mới đây ông đã chia sẻ với 6 nguyên tắc quan trọng để anh ấy xây dựng và phát triển Zoom.
1. Có chuyên môn sâu về một lĩnh vực
Trước khi sáng lập Zoom, Eric Yuan đã là một nhân vật quen mặt lĩnh vực dịch vụ họp trực tuyến qua video. Ông từng là một kỹ sư sáng lập và phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật tại Webex, công ty cung cấp ứng dụng họp trực tuyến. Tóm lại, ông đã có chuyên môn hơn 10 năm trong lĩnh vực này trước khi bắt đầu Zoom.
Ông cho biết, sau khi Webex được bán lại cho Cisco với giá hơn 700 triệu USD, nhân viên Webex đã dần đánh mất niềm đam mê và động lực để thúc đẩy phát triển kinh doanh vì nhiều cựu nhân viên của Webex đã rời đi và sự sáp nhập giữa Cisco với Webex không thành công như kỳ vọng. Từ kinh nghiệm đó ông nhận ra bài học: "Bạn phải tiếp tục nỗ lực mang lại hạnh phúc cho khách hàng để kiểm soát vận mệnh của chính mình".
Với những kinh nghiệm học được từ việc gắn bó với Webex từ những ngày đầu, Yuan đã tích lũy được cho mình những hiểu biết cần thiết về kinh doanh dịch vụ họp trực tuyến qua video. Điều này mang lại cho ông lợi thế lớn khi thành lập Zoom, cho phép ông vượt qua được những khó khăn phổ biến với các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu.
2. Chấp nhận rủi ro
Năm 2011, Yuen đã trở thành một trong những lãnh đạo chủ chốt của Webex sau khi được Cisco mua lại. Ông là quản lý của hơn 800 nhân viên và có một mức lương đáng mơ ước. Do đó, khi ông quyết định thành lập công ty riêng, vợ ông khá băn khoăn về việc ông có nên bỏ việc để bắt đầu một cái gì đó của riêng mình.
Tất nhiên, Eric có thể không chắc chắn về việc Zoom có thể đạt được thành công hay không nhưng ông biết chắc rằng thời gian của ông tại Webex đã kết thúc. Ông cho biết, mỗi ngày ông nói chuyện với khách hàng của mình tại Webex và phải lắng nghe họ phàn nàn về việc không hài lòng với dịch vụ của công ty. Đó là những chuỗi ngày nặng nề và nó đè nặng lên trái tim ông. Nó cũng giúp ông đi đến quyết định dứt khoát: Ra đi.
Tuy nhiên, vào năm 2011, thị trường dịch vụ họp trực tuyến qua video đã có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh và nhiều người bạn của ông đã khuyên không nên bắt đầu một công ty trong lĩnh vực này. Tuy vậy, ông vẫn quyết tâm nhảy vào.
Ông đã phải dành phần lớn thời gian để gây dựng startup và nhận thấy điểm sáng là hầu hết các giải pháp trên thị trường đều không cung cấp được sản phẩm tốt cho khách hàng, vì vậy việc có bao nhiêu nhà cung cấp không phải là vấn đề quan trọng. Và thực tế, đó không phải là vấn đề lớn đối với Zoom, bởi hãng đã tăng trưởng không ngừng và đạt được vốn hóa thị trường 20 tỷ USD khi lên sàn từ tháng 4/2019.
3. Sử dụng phương pháp sản xuất tinh gọn hay sản xuất tiết kiệm
Mặc dù đã có kinh nghiệm điều hành một công ty cung cấp ứng dụng họp trực tuyến thành công và đã mạo hiểm để bắt đầu Zoom ở một thị trường đầy cạnh tranh, Yuan vẫn không thể phát triển Zoom theo tốc độ đã định mà không sử dụng phương pháp sản xuất tinh gọn.
Đối với người mới khởi nghiệp, Yuan là một người sáng lập đơn độc và ông thấy đây là một lợi thế rất lớn, đặc biệt là trong những ngày đầu. Ông cho biết, là một người sáng lập đơn độc sẽ cho phép bạn đưa ra các quyết định nhanh chóng - khi bạn muốn vượt lên trước các đối thủ lớn, bạn cần tối đa hóa tốc độ và sự nhanh nhẹn. Chỉ có một người lãnh đạo ở cấp cao nhất cho phép đưa ra quyết định nhanh hơn.
Ban đầu, ngoài việc tự mình mở rộng Zoom, Yuan còn có sở trường về quản lý tiền bạc. Trong những ngày đầu, Zoom sử dụng không gian văn phòng khá khiêm tốn. Ông cho biết, nếu ông dành tiền của nhà đầu tư để sắm đồ nội thất đẹp và những thứ không cần thiết,... nhất là từ khi mới manh nha thành lập thì sẽ không thể có cơ hội thực sự để phát triển kinh doanh.
Tuy nhiên, cả đến sau này khi đã lớn mạnh, triết lý tinh gọn của Zoom vẫn không đi chệch hướng nhiều so với ngày đầu. Theo lời của Yuan, ngay từ đầu và cho đến ngày nay, ông muốn tối đa hóa giá trị của các nhà đầu tư. Mỗi đô la ông huy động được từ các nhà đầu tư đại diện cho niềm tin của họ, vì vậy ông nên làm theo mong đợi của họ. Đây là nguyên tắc cơ bản giúp Yuan mở rộng quy mô của Zoom được như ngày nay.
4. Ưu tiên khách hàng
Một lý do khác giúp Zoom đạt được sự tăng trưởng siêu tốc trong vài năm qua là sự chăm sóc đặc biệt của Yuan dành cho khách hàng. Trong khi nhiều nhà sáng lập startup tập trung vào việc tiếp thị để quảng cáo về công ty của họ thông qua các chiến dịch, phương tiện truyền thông xã hội,... thì Yuan, lại tin rằng, giữ cho người dùng hiện tại của hãng hài lòng là chiến lược tăng trưởng số một của công ty. "Nếu khách hàng hiện tại của Zoom hài lòng, họ sẽ giới thiệu nền tảng của chúng tôi với người dùng mới thông qua các cuộc gặp gỡ giữa họ hay bằng cách nói với người dùng mới về trải nghiệm của họ với Zoom", Yuan cho biết.
5. Đảm bảo cân bằng cuộc sống-công việc
Dù là một doanh nhân bận rộn, Yuan cho biết ông vẫn thường xuyên chơi bóng rổ và tập thể hình cùng con ông. Ông cho biết, ông không đi công tác thường xuyên, chỉ một đến hai lần một năm. Nếu một khách hàng hoặc người khác muốn gặp ông trực tiếp ông sẽ đề nghị họ làm việc qua Zoom trước. Nếu điều đó chưa đủ tốt thì cả hai sẽ gặp nhau. Thực tế, có khoảng 99 lần trong số 100 lần các buổi làm việc qua Zoom đạt được kết quả. Việc tiết kiệm thời gian di chuyển thông qua các cuộc gọi Zoom giúp Yuan có thời gian để dành cho con của mình.
6. Hãy có niềm đam mê thực sự
Yuan cho biết đam mê của ông không phải là kiếm được nhiều tiền mà là làm cho những khách hàng của ông được hài lòng. Niềm đam mê của ông thể hiện rõ trong cách tương tác của ông với khách hàng, vì ông thường đề nghị khách hàng có những đóng góp trực tiếp cho Zoom để khắc phục các vấn đề mà khách hàng gặp phải.
Theo lời của Yuan, ông quan tâm đến những khách hàng và trải nghiệm của họ với Zoom, vì vậy ông cảm thấy tự bản thân phải trao đổi với khách hàng để xem liệu ông có thể giúp được gì không. Ông rất say mê khách hàng của mình, những người mà ông tự tin sẽ mang lại sự hài lòng về lâu dài cho họ.
Niềm đam mê cũng giúp Yuan, với tư cách là giám đốc điều hành của một công ty đại chúng lớn, không bao giờ bỏ cuộc và có thể đạt được thành công như ngày hôm nay.