Các nhà đầu tư chưa từng trải ở Mỹ đang bất chấp trả mức giá 'điên rồ' cho cổ phiếu, quản lý quỹ gọi đây là điều ngu ngốc

Hiện tại, các nhà đầu tư đang trả giá gấp 22 lần thu nhập tương lai để có thể mua cổ phiếu trên S&P 500, cao hơn 50% so với mức định giá trung bình 10 năm trên toàn chỉ số.

Phần lớn cuộc "biểu tình" của thị trường đã đưa điểm chuẩn của thị trường chứng khoán Mỹ từ vùng điều chỉnh tháng 3 lên mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 8 là do các công ty công nghệ khổng lồ và thị trường quyền chọn tăng giá thúc đẩy.

"Việc mua cổ phiếu diễn ra vào tháng 8, tháng 9 là một hiện tượng chúng ta chưa từng thấy suốt 10 năm, những nhà đầu tư trẻ tuổi không muốn sở hữu trái phiếu, thay vào đó muốn nắm cổ phiếu những công ty Mỹ bằng mọi giá", Smead nói với CNBC.

Ông nói thêm rằng, định giá hiện tại là một ví dụ về "sự thất bại của thị trường chứng khoán" do thế hệ millennials lần đầu tiên đầu cơ vào thị trường chứng khoán. Smead dự đoán rằng các thị trường có thể sụp đổ bất ngờ bất chấp chính sách tiền tệ thúc đẩy thị trường tín dụng. "Cục dự trữ liên bang không thể cứu thị trường chứng khoán".

"Họ đang mua các quyền chọn mua tăng giá sẽ hết hạn trong vòng hai tuần. Đã có khoảng 500 tỷ USD các quyền chọn mua tăng giá được các nhà đầu tư cá nhân mua trong 4 tuần", Smead nói.

"Nên nhớ, năm 1999 khoảng 100 tỷ USD, năm 2007 cũng tương đương như vậy. Đó là điều mà các nhà đầu tư trẻ tuổi, ngu ngốc đang làm khi các nhà tạo lập thị trường nhìn thấy những thứ đó, họ bán quyền chọn mua và mua cổ phiếu".

Smead cũng gợi ý rằng, sự sẵn sàng của các nhà đầu tư giàu có và thế hệ baby boomer "đang lái chỉ số đến sai lầm", họ trả giá quá cao cho các doanh nghiệp như Costo và Microsoft cũng là điều không tốt.

"Microsoft là công ty tuyệt vời, nhưng với mức P/E 40 lần, có 0% cơ hội tạo ra của cải cho ai đó trong 10 năm tới để đáp ứng nhu cầu của họ".

Bất chấp đợt bán tháo công nghệ mạnh mẽ từ đầu tháng 9, cổ phiếu Microsoft vẫn tăng 40% kể từ đầu năm. Trong khi những gã khổng lồ công nghệ khác như Apple, Amazon, Alphabet, Facebook và Netflix đều rơi vào tình trạng sụt giảm từ hồi tháng 3.


Nguồn: Báo Tổ Quốc