Làm sao để chi tiêu thoải mái khi thu nhập chỉ dưới 10 triệu đồng?
“Làm thế nào để quản lý chi tiêu một cách thông minh, hiệu quả?” vẫn luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm câu trả lời.
Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng
Quản lý chi tiêu là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu đối với mọi người trong thời đại hiện nay. Mọi người đều mong muốn có thể kiểm soát chi tiêu một cách tốt nhất để cuối tháng không những không hết tiền mà còn có khoản tiết kiệm. Nhưng không phải ai cũng biết cách để có kế hoạch chi tiêu hợp lý. “Làm thế nào để quản lý chi tiêu một cách thông minh, hiệu quả?” vẫn luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm câu trả lời. Tuy nhiên, chỉ với mức lương từ dưới 10 triệu đồng, rất nhiều người vẫn có thể chi tiêu hợp lý và có những khoản tiết kiệm riêng cho bản thân mỗi tháng do có một kế hoạch chi tiêu thông minh.
Mức thu nhập không quá 10 triệu đồng/tháng không phải là mức thu nhập cao, nhưng cũng không quá thấp đến mức không đủ chi tiêu trong vòng một tháng. Điều bạn cần làm là lập một kế hoạch chi tiêu phù hợp với bản thân và thực hiện theo đúng kế hoạch của mình.
Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết. Ảnh minh họa: Neebank
Đầu tiên, bạn hãy chia nhỏ thu nhập của mình thành từng phần khác nhau để dễ sử dụng.
Chi phí cứng và nhu cầu thiết yếu
Bạn hãy dành khoảng 50 – 55% thu nhập của mình để chi trả cho các khoản chi phí cố định hàng tháng như nhà ở, ăn uống, đi lại, thuốc men,…
Trong đó hãy tính toán rõ ràng và chi tiêu cẩn thận với con số 10 triệu đồng để không bị vượt quá hạn mức đặt ra từ đầu của bạn.
- Nhà ở: Bạn hãy dành khoảng từ 15 – 18% (khoảng 1,5 – 1,8 triệu) dành cho tiền nhà thuê nhà hàng tháng. Hãy chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái với bản thân mà không nhất thiết là những căn chung cư rộng rãi nhưng đắt đỏ.
- Điện, nước, internet : Bạn hãy đảm bảo khoản chi phí này chỉ chiếm khoảng 5% thu nhập của bạn, tương đương 500 nghìn. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý có thể tránh được những khó khăn khi phải thanh toán quá nhiều cho tiền sinh hoạt.
- Ăn uống: Để đảm bảo sức khỏe bạn cần ăn uống đầy đủ. Nhưng cùng với đó hãy kiểm soát khoản chi phí này, dành khoảng dưới 30% (khoảng 2,7 – 3 triệu) trong thu nhập của bạn để chi tiêu.
- Đi lại, thuốc men: Bạn hãy dành khoảng 300-500 nghìn cho khoản chi phí này. Nếu có thể, bạn hãy lựa chọn một nơi ở gần với nơi làm việc để có thể giảm bớt chi phí xăng xe và hao mòn xe. Bên cạnh đó, hãy có chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi thật tốt để đảm bảo sức khỏe của mình.
Tiết kiệm và đầu tư
Trong một kế hoạch quản lý chi tiêu thông minh, bạn không thể thiếu khoản tiền dành cho tiết kiệm và đầu tư này. Bạn hãy dành khoảng 20% thu nhập của mình để tiết kiệm. Sau thời gian khoảng vài tháng, bạn đã có một khoản tiền tương đối để có thể gửi tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Theo nguyên lý “không bỏ tất cả số trứng vào cùng một rổ”, bạn hãy gửi tiết kiệm ngân hàng một phần và đầu tư một phần.
- Tiết kiệm giúp cho bạn có một khoản tiền an toàn, đề phòng các trường hợp bất ngờ. Bạn có thể lựa chọn bỏ vào “lợn đất” hoặc gửi người thân hoặc gửi ngân hàng. Tuy số tiền không lớn nhưng cũng vẫn giúp bạn có một khoản tiết kiệm tăng dần theo hàng tháng.
- Ngoài khoản tiết kiệm thì bạn nên có một khoản đầu tư, ví dụ như đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh,… Khoản đầu tư này có thể giúp bạn có thêm một nguồn thu nhập thụ động để sử dụng.
Chi phí khác
Ngoài các khoản chi phí cố định và tiết kiệm, vẫn có những khoản chi phí khác trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Bạn hãy quản lý chi tiêu của khoản này trong khoảng từ 25-30% thu nhập của mình.
- Chi phí cho các vật dụng trong sinh hoạt: đồ gia dụng, xà phòng, bột giặt, kem đánh răng,…. Đây là chi phí không thể thiếu, hay bù trừ từng tháng cho phù hợp với khoảng 500 nghìn đồng.
- Giải trí: Đây là nhu cầu bình thường và cần thiết của con người để cân bằng được cuộc sống. Đó có thể là các buổi đi ăn cùng bạn bè, người thân hay đi cafe, xem phim cuối tuần. Hãy quản lý mục này trong khoảng 500 nghìn để tránh bị chi tiêu mất kiểm soát.
- Quần áo, giày dép: Hãy dành khoảng 1 triệu để mua sắm quần áo, giày dép, mũ nón,… hay một số đồ dùng nhỏ nhặt khác.
- Chi phí cho các đám lễ nghĩa, hiếu hỉ: Hãy dành khoảng 10% thu nhập (khoảng 1 triệu đồng) để hiếu kính bố mẹ, mừng cưới, đi lễ tiệc hay các đám ma chay.
Do hoàn cảnh và phương thức sinh hoạt khác nhau, bạn có thể linh động giữa các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn vẫn có những mục chi tiêu cơ bản, hợp lý, không vượt quá kế hoạch quản lý chi tiêu lập ra từ ban đầu.
Quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ. Ảnh minh họa: Internet.
Một số mẹo quản lý chi tiêu thông minh và hiệu quả
Ngoài việc lập kế hoạch chi tiêu như trên, bạn cần kiên trì thực hiện theo đúng kế hoạch để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn hãy tham khảo thêm một số mẹo sau để quản lý chi tiêu thông minh và hiệu quả hơn.
Hãy tiết kiệm ngay khi nhận được lương
Ngay khi bạn nhận lương, hãy để tiết kiệm luôn theo đúng kế hoạch quản lý chi tiêu của mình. Việc này có thể giúp bạn biết được mình có thể chi tiêu trong mức bao nhiêu, thay vì việc chi tiêu trước rồi còn dư lại thì mới gửi tiết kiệm. Để dành tiết kiệm hàng tháng sẽ giúp bạn có một khoản tiền an toàn trong tương lai. Nếu bạn gửi tiết kiệm ngân hàng, khoản tiền này cũng sẽ phát sinh lãi hàng tháng cho bạn.
Hãy giảm bớt những khoản chi tiêu không quá cần thiết
Bạn có thể giảm bớt chi phí sinh hoạt bằng cách đi chợ và nấu cơm mang đi làm, thay vì ăn cơm bên ngoài tiệm. Hay có thể rủ bạn bè về nhà tự nấu ăn mà không ra các nhà hàng để có thể vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo vệ sinh lại có thể thoải mái chơi đùa. Ngoài ra, đối với một số đồ dùng, bạn hãy hỏi lại bản thân rằng có thực sự cần thiết mua món đồ này không. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua sắm.
Tranh thủ mua đồ dùng thiết yếu vào những đợt khuyến mãi, giảm giá
Với những đồ dùng sử dụng hàng ngày như quần áo, giày dép hay sữa tắm, bột giặt,… bạn có thể lựa chọn mua vào những đợt khuyến mãi, giảm giá để có thể có những mức giá tốt nhất, tận dụng nhiều nhất được chi phí sinh hoạt cho bản thân.
Hãy học cách đầu tư để tăng thêm thu nhập cho bản thân
Một trong những cách tăng thu nhập hiệu quả là hãy đầu tư. Việc không để đồng tiền của bạn nhàn rỗi sẽ giúp bạn có thêm một khoản thu nhập thụ động đáng kể. Có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau để bạn lựa chọn như đầu tư bất động sản, đầu tư vàng hay đầu tư chứng khoán,…
Hiện nay, đầu tư chứng khoán với nhiều ưu điểm như nguồn vốn ít, khả năng sinh lời cao,… đang được rất nhiều người lựa chọn. Bạn có thể bắt tay vào đầu tư thông qua các bên hỗ trợ tư vấn như TKSIC, một trong những ứng dụng Fintech thu hút nhiều người quan tâm nhất, có đa dạng gói sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Với tính bảo mật cao, tỷ suất sinh lời đảm bảo, tính pháp lý cao, đáng tin cậy, dịch vụ tốt,… bạn có thể để TKSIC tư vấn cho mình một phương án đầu tư phù hợp.

Chìa khóa để chi tiêu hợp lý không phải nằm ở thu nhập cao hay thấp mà nằm ở sự khéo léo trong sắp xếp chi tiêu. Hãy lựa chọn cho bạn một kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư thông minh để có thể làm chủ được thu nhập của bản thân mình.
>> Xem thêm: Các kiểu đầu tư chứng khoán phổ biến nhất hiện nay
Cài đặt ứng dụng TKSIC hoặc đăng ký ngay trên website TKSIC để tạo cho mình một tài khoản đầu tư.
TKSIC – Đầu tư và tích lũy thông minh
Địa chỉ: Lầu 10 – Tòa nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Email: support@tksic.vn
Hotline: 08 3656 3656