Thực hư lãi suất “cao” trong vay ngang hàng

Trong giới tài chính, vay là phải có lãi. Lãi nhiều hay lãi ít, cách thức tính toán, thu lãi như thế nào là bài toán mà mỗi công ty đưa ra một mức khác nhau. Hiện nay, có một mô hình kinh doanh sử dụng các dịch vụ online để kết nối nhà đầu tư với cá nhân có nhu cầu vay được gọi với cái tên “vay ngang hàng” có tên quốc tế là peer to peer lending (viết tắt là P2P). Tuy đã và đang phát triển tại một số quốc gia nhưng tại Việt Nam, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được bản chất của mô hình này. Vậy,  P2P hoạt động như thế nào? Và thực hư lãi suất “cao” trong hình thức này có thực sự “cắt cổ” như nhiều người vẫn nhận định hay không?

Cho vay ngang hàng là gì và nó hoạt động như thế nào?

Như đã nói ở phần đầu tiên, vay ngang hàng là một mô hình hoạt động dưới hình thức sử dụng dịch vụ, ứng dụng online với mục đích kết nối giữa người có khoản tiền nhàn rỗi với người có nhu cầu vay tiền. Khi hình thức này mới xuất hiện, đã có rất nhiều chuyên gia nhận định rằng đây sẽ là mô hình trở thành xu hướng phát triển rộng và lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

Điều cốt lõi của cho vay ngang hàng đó là để hai bên tìm được nhau và có một ứng dụng trung gian đóng vai trò kết nối và đảm bảo giao dịch. Mọi thông tin khách hàng đều được bảo mật và công ty đó không được phép can thiệp.

Thực hư lãi suất “cao” trong vay ngang hàng

Thực hư lãi suất “cao” khi vay ngang hàng

Nói đến vấn đề vay mượn tài chính, chúng ta phải xét về nhiều khía cạnh trong đó có: người cho vay, người đi vay và ứng dụng kết nối. Từ khi mô hình cho vay ngang hàng xuất hiện, người dùng sử dụng các dịch vụ cho vay trực tuyến với một mức chi phí dịch vụ thấp hơn nhiều so với cho vay theo kiểu truyền thống bởi chi phí hoạt động của công ty P2P thấp.

Khi tham gia vào hệ thống hoạt động này, người cho vay đóng vai trò nhà đầu tư sẽ thu được một mức lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào khác của ngân hàng. Điều đó không có nghĩa rằng người đi vay sẽ phải chịu mức lãi suất cao “cắt cổ”, ngược lại, người đi vay sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn mặc dù công ty cho vay ngang hàng đã khấu trừ chi phí xây dựng hệ thống kết nối và đánh giá tín nhiệm online.

Để minh chứng cho điều này, chúng ta có thể thử phân tích một trong các công ty P2P để hiểu rõ hơn. Ví dụ như Mofin, nếu như người vay là đối tượng sinh viên sau khi hoàn thành hồ sơ vay 3 triệu đồng trong vòng 15 ngày thì phí tip sẽ là 100 nghìn đồng. Với chi phí 100 nghìn đồng, đây là khoản tiền tương đương với 2 cốc cà phê cảm ơn của người vay với người giúp đỡ và công ty trung gian. Thậm chí, nếu là sinh viên giỏi khi vay qua ứng dụng Mofin họ sẽ được vay với mức phí “0 đồng”, tức là họ vay bao nhiêu sẽ chỉ phải trả bấy nhiêu mà thôi. Vậy, lãi “cao” của vay ngang hàng nằm ở đâu?

Thực hư lãi suất “cao” trong vay ngang hàng

Mặt khác, đây là hình thức vay tín chấp hoàn toàn, người vay không cần phải thế chấp bất cứ một giấy tờ nào khác, hồ sơ được duyệt khá đơn giản và giải ngân cũng rất nhanh chóng. Do đó, với những người cần tiền gấp, không muốn người thân, bạn bè biết chuyện họ vay mượn, thì mức phí tip này khá dễ chịu, không còn gì phải đắn đo nữa.

Mô hình P2P chuẩn và mô hình P2P biến tướng khác nhau như thế nào?

Giữa một rừng các công ty P2P xuất hiện, làm sao để nhận biết đâu là mô hình chuẩn?  P2P đích thực là mô hình có chi phí hoạt động thấp, sử dụng hệ thống dữ liệu BigData và ứng dụng công nghệ thông tin trên app điện thoại, nhờ đó giúp người vay truy cập, tiếp cận tới nguồn tài chính mình cần nhanh hơn, còn nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi nguồn lợi nhuận của mình.

Ở Anh và Mỹ, để tránh rủi ro, mô hình P2P đều tuân thủ theo quy định về quản lý khoản vay và nguồn vốn chặt chẽ của Chính phủ. Ở Anh, các công ty hoạt động mô hình vay ngang hàng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn về vốn, đồng thời kiểm tra mức độ rủi ro của hai bên người đi vay và người cho vay. Ở Mỹ, để hoạt động được thì bên cho vay phải tuân thủ theo quy định của SEC và phải tiến hành phát hành chứng khoán đăng ký. Tóm lại, mô hình P2P chân chính là phải có sự minh bạch, rõ ràng để kiểm soát vốn đầu tư và khoản vay nghiêm ngặt.

Khác với hình thức cho vay theo mô hình chuẩn, vay ngang hàng khi chuyển sang các nước khác có định chế ngân hàng, tài chính chưa ổn định sẽ dẫn tới hình thức biến tướng sai lệch. Điển hình là ở Trung Quốc, khi mô hình P2P này xuất hiện vào năm 2007, cho tới nay tại quốc gia này đã có tới 4000 công ty P2P ra đời, trong số đó có tới 2000 công ty vi phạm và buộc phải đóng cửa.

Thực hư lãi suất “cao” trong vay ngang hàng

Nói tóm lại, với những công ty P2P chân chính, việc duy trì, phát triển sẽ không gặp quá nhiều khó khăn và rủi ro bởi tính công minh và nền tảng bền vững chuẩn chỉ. Khi đó, cái gọi là lãi suất “cao” của vay ngang hàng là một câu hỏi không còn thực sự cần thiết và khiến nhiều người quan tâm, chú ý.