6 yếu tố giúp mô hình cho vay ngang hàng thuần P2P lending như Mofin phát triển bền vững và tránh được rủi ro
P2P lending mang đến nhiều lợi ích nhưng nếu không triển khai đúng theo bản chất và tuân thủ lộ trình từng bước từ quy mô nhỏ tới lớn thì chắc chắn sẽ có nhiều rủi ro và quan ngại từ nhiều phía, cả cơ quan chức năng đến người dân và xã hội.
Dưới đây là 6 yếu tố giúp cho mô hình cho vay ngang hàng thuần P2P lending như Mofin phát triển một cách bền vững và tránh được những rủi ro như vậy.
1. Mô hình thuần P2P lending cần xuất phát từ cấp độ nhỏ nhất, Cá nhân với Cá nhân, People to People và hoàn toàn Online
Thuật ngữ P2P có nguồn gốc từ mạng máy tính ngang hàng P2P network. Nếu như trong mạng ngang hàng, các máy trạm đồng thời là các máy tiếp nhận và xử lý dữ liệu, đồng đẳng và có thể hoán đổi vai trò lẫn nhau, thì trong mô hình vay ngang hàng thuần P2P lending, các chữ P cũng nên xuất phát điểm từ cấp độ cá nhân, vai trò có thể hoán đổi nhau.
Triển khai P2P lending từ cấp độ nhỏ nhất, cá nhân với cá nhân, và hoàn toàn online sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề quan trọng như:
Phù hợp với thực tế từ ngàn đời nay, mọi người đều vay mượn lẫn nhau, lúc anh vay tôi, lúc tôi vay anh. Không ai là người cho vay mãi mãi, không ai mượn tiền mãi mãi. Xã hội vẫn đang vận hành với các hoạt động vay mượn lẫn nhau như vậy, và ứng dụng P2P lending ra đời sẽ giúp cho các hoạt động này được dễ dàng, an toàn, văn minh và tránh rủi ro hơn nhiều.
Triển khai từ cấp độ nhỏ nhất sẽ giúp các cơ quan chức năng dễ quản lý, dễ kiểm soát, đồng thời nhanh chóng và dễ dàng có được 1 bức tranh tổng thể về một mô hình vận hành hiệu quả, để từ đó mở rộng ra các đối tượng khác như cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,…
Giá trị khoản vay qua nền tảng P2P lending là các khoản vay nhỏ. Vì trong mô hình P2P lending thuần nhất, các giao dịch diễn ra giữa các CÁ NHÂN với cá CÁ NHÂN, và bản chất của P2P lending là ngang hàng, KHÔNG có sự tham gia giải ngân của các tổ chức tài chính, nên không thể hiện dòng tiền lớn như các tổ chức tài chính được. Mofin hiện đề xuất giá trị khoản vay nhỏ dưới 50 triệu đồng.
Việc tự động thẩm định và kết nối các khoản vay hoàn toàn online giúp cho mô hình có thể tự động vận hành mà không bị ảnh hưởng hoặc bị can thiệp quá nhiều bởi yếu tố cảm tính của con người. Ngoài ra, việc vận hành online cũng giúp giảm thiểu rủi ro bởi việc gặp mặt trực tiếp, thẩm định bằng cảm tính,….
2. Nền tảng P2P lending không được phép hút tiền hay giải ngân
Nền tảng P2P lending chỉ được phép làm trung gian kết nối thông tin và quản lý khoản vay chứ không được phép hút tiền từ nhà đầu tư hoặc thay mặt nhà đầu tư giải ngân. Điều này sẽ giúp cho mô hình P2P lending phát triển bền vững và tránh được rất nhiều rủi ro và hệ lụy nếu như không thực sự là P2P.
Việc nền tảng P2P lending hút tiền từ nhà đầu tư vừa không đúng quan điểm của một mô hình P2P lending thuần nhất, vừa dễ dàng biến tướng và gây ra các hệ lụy khác như hút tiền đa cấp, lừa đảo, hứa hẹn những điều khó có thật,….
Chính vì vậy, để đảm bảo mô hình P2P lending thuần nhất, vừa tránh phát sinh các hệ lụy do hút tiền và hứa hẹn, nền tảng P2P lending phải KHÔNG có yếu tố hút tiền, không hứa hẹn với nhà đầu tư. Dòng tiền P2P lending phải đi trực tiếp từ tài khoản nhà đầu tư (người cho vay) tới người vay và ngược lại.
3. Nhà đầu tư qua nền tảng P2P lending cần đăng ký mở tài khoản đầu tư và được kiểm soát
Mofin coi việc Nhà đầu tư cá nhân phải mở tài khoản đầu tư để đăng ký như là "hộ kinh doanh cá thể" là nguyên tắc đầu tiên khi Nhà đầu tư muốn cho vay trên nền tảng Mofin, qua đó Nhà nước dễ dàng kiểm soát dòng tiền, thu thuế thu nhập cá nhân và các yêu cầu của Pháp luật hiện hành khác.
Ông Vũ Tuấn Dũng, giám đốc Mofin trong buổi ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với bảo hiểm VASS và ngân hàng NCB.
4. Là nền tảng của hoạt động vay mượn, dù là vay mượn ngang hàng giữa các cá nhân, nền tảng P2P lending cũng không được phép tạo ra một hoạt động tín dụng có mức lãi suất cao quá mức quy định của nhà nước mà ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang phải tuân thủ. Lãi suất khoản vay trên Nền tảng P2P lending phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
5. Các khoản vay trên nền tảng P2P lending cần có bảo hiểm
Nhằm giảm thiểu rủi ro từ các khoản vay, cũng như để đón đầu xu hướng bảo hiểm cho mỗi khoản vay tại thế giới và Việt Nam, Mofin đã sớm có liên kết với một số đơn vị bảo hiểm uy tín tại Việt Nam để đảm bảo khoản vay có bảo hiểm.
6. Công ty P2P lending hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải là công ty Việt Nam, máy chủ đặt tại Việt Nam, dữ liệu lưu giữ tại Việt Nam, đảm bảo các yếu tố KHCN và phát triển bền vững
Mofin hiện là một startup KHCN tại Việt Nam, ngoài các hợp tác toàn diện cùng ngân hàng và công ty bảo hiểm của Việt Nam để mô hình thuần P2P lending được triển khai đầy đủ, Mofin còn hợp tác chặt chẽ, toàn diện với các đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu triển khai CNTT có uy tín tại Việt Nam, áp dụng những công nghệ mới nhất trong thẩm định và lưu trữ thông tin người dùng, như trí tuệ nhân tạo AI, block chain, …. tất cả nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thông tin chi tiết xem tại: mofin.vn
Nguồn: Thanh Minh