Vốn nhỏ, kinh nghiệm ít, nhà đầu tư chọn kênh sinh lời nhờ công nghệ

Với những cá nhân có vốn dồi dào, việc “xuống tiền” vào các hình thức truyền thống như vàng, bất động sản là lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, đây không phải là kênh mà những người có số vốn nhỏ có thể dễ dàng tham gia. Chứng khoán hay ngoại hối có mức độ tương thích về biên độ vốn tốt hơn, tuy nhiên đòi hỏi hiểu biết rộng về thị trường tài chính cũng như kinh nghiệm đầu tư.

Lúc này, sự sôi động của các sàn thương mại điện tử, nhóm, trang bán hàng trên mạng xã hội hay sự ra đời của các kênh đầu tư thông qua fintech đem đến những gợi ý ngay lập tức “hút fan”.

Kinh doanh online - Dễ mà khó

Mua sắm online đang ngày càng trở thành thói quen và sở thích của nhiều người và mạng xã hội cùng sàn thương mại điện tử là 2 lựa chọn phổ biến cho những đối tượng mới tập kinh doanh. Nếu chỉ sử dụng mạng xã hội là Facebook hay Instagram, “chủ shop” cần linh hoạt và chủ động trong việc quảng cáo các mặt hàng, ngoài ra cũng cần chủ động về việc giao hàng hay hình thức thanh toán.

Trong khi đó, nếu thông qua sàn thương mại điện tử, mỗi tài khoản bán hàng có thể được hỗ trợ về chính sách thanh toán lẫn vận chuyển thông qua các đơn vị đối tác trực tiếp của sàn đó. Ngoài ra, nhờ các gói quảng cáo, chiến dịch truyền thông của sàn đối với từng danh mục hàng hóa, chủ hàng cũng có cơ hội tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người kinh doanh online, điều tiên quyết để có thể thành công trong việc bán hàng online là bạn phải chạy theo được nhu cầu khách hàng, lựa chọn được những mặt hàng có chất lượng, giá đầu vào tốt, ổn định để đảm bảo kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó phải chấp nhận độ rủi ro không trong trường hợp có hàng tồn, lỗi mốt hay hết hạn sử dụng và liên tục phải đối mặt với sự cạnh tranh cùng các chiêu trò không lành mạnh của bạn hàng.

Ngoài ra, kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận cũng là một thách thức không nhỏ với nhiều chủ shop, đặc biệt là những người không có nhiều kiến thức tài chính.

Fintech - “Cửa sáng” về lợi nhuận

Là một trong những “phát minh” thành công nhất của xu hướng fintech 4.0 toàn cầu, P2P Lending phát triển tại Việt Nam khoảng 4 năm trở lại đây và nhận được những phản hồi tích cực. Cùng lúc, P2P Lending đóng vai trò là kênh vay vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và kênh đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn.

Thời điểm mới du nhập, P2P Lending được nhắc tới như một “địa chỉ” cho cộng đồng nhà đầu tư phân bổ nguồn vốn của mình bên cạnh các hình thức truyền thống khác. Tới nay, mô hình này đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, dân văn phòng có nhu cầu đầu tư sinh lời cao và đặc biệt có thể thực hiện hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến.

Ví dụ, trên sàn VNVON.COM, hiện các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đều áp dụng lãi suất khoảng 15 – 20%/năm và thời hạn đầu tư từ 1 tuần trở lên. Nếu mỗi tháng, nhà đầu tư dành 10 triệu đồng để “rót” vào sàn và thực hiện việc tái đầu tư liên tục ngay sau khi được thanh toán vốn và lãi thì sau 1 năm, khoản tiền thu lại có thể lên tới hơn 130 triệu đồng (tương đương với lãi suất khoảng 18%/năm). Khoản tiền này sẽ tiếp tục được đưa vào đầu tư cho các năm sau mà không phải bỏ thêm vốn, số tiền thu được sẽ tăng dần... Như vậy, hằng tháng, ngoài vốn gốc, lợi nhuận, nhà đầu tư có thể nhận thêm lãi suất kép thông qua tái đầu tư liên tục.

Để ghi điểm với nhà đầu tư, hệ thống bộ lọc đơn vay, quản lí rủi ro là yếu tố quan trọng để đánh giá một sàn đầu tư ngang hàng đạt chuẩn. Để hệ thống này làm việc hiệu quả, cần có sự đầu tư nghiêm túc vào công nghệ nhằm phát triển thuật toán dựa trên tư vấn của các chuyên gia tài chính hàng đầu về nhiều yếu tố như mô hình kinh doanh, sản phẩm, nhận diện tính minh bạch, thẩm định sử dụng vốn và khả năng thu hồi nợ.

Ngoài ra, khi hướng tới tối tượng nhà đầu tư trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức tài chính, các sàn P2P Lending cần có sự hỗ trợ thường xuyên thông qua chatbot trực tuyến hoặc email để cập nhật tình trạng khoản vay, lợi nhuận hay thời gian thu hồi vốn để nhà đầu tư yên tâm.

Từ kinh nghiệm của một số nhà đầu tư, cần hiểu rõ bản chất P2P Lending là mô hình công nghệ kết nối tài chính. Vì thế khi lựa chọn một sàn đầu tư để “xuống tiền”, nhà đầu tư cần hiểu rõ mình muốn gì, đồng thời tham khảo về chính sách hoạt động và uy tín của “sân chơi” đó.

Và khi đã hiểu thì thay vì phải đau đầu với những con số, thông qua P2P Lending, bạn đã tham gia vào một cộng động đầu tư, nơi mà chỉ với số vốn nhỏ, bạn vẫn có cơ hội tăng thu nhập một cách bền vững.

Nguồn: Báo Ngày Nay