Cách xây dựng chiến lược marketing bản địa hóa thành công

Tiến đến toàn cầu hóa là tham vọng của rất nhiều doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp nhắm tới một thị trường mới, chiến lược marketing bản địa hóa là một trong những bước đi không thể thiếu.Thay đổi để phù hợpVí dụ về marketing bản địa hóa

Marketing bản địa hóa (Localized Marketing) là quá trình điều chỉnh thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho phù hợp với một quốc gia, vùng hoặc địa phương mà họ đang chuẩn bị tham gia vào. Quá trình này giúp tạo sự gần gũi và gắn kết đối với khách hàng trong khu vực, giúp họ dễ dàng tiếp nhận sản phẩm hơn.

Theo tổ chức Nieman Journalism Lab thuộc đại học Harvard, các bài đăng trên mạng xã hội được nhắm mục tiêu theo địa lý hiệu quả gấp 6 lần so với các bài đăng được chia sẻ trên toàn cầu. Marketing bản địa hóa giúp sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp cận thị trường hiệu quả hơn, được nhiều người tiêu dùng đón nhận, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng.

Ảnh minh họa

Điều quan trọng nhất mà một doanh nghiệp cần thực hiện khi bước vào một thị trường mới là xác định những đặc điểm của khách hàng, thấu hiểu văn hóa địa phương, từ đó phác họa được nhu cầu của người tiêu dùng một cách cụ thể. Khảo sát khách hàng mục tiêu là một cách hiệu quả để nắm bắt tâm lý người tiêu dùng.

Ngoài ra, mỗi một khu vực sẽ có các kênh truyền thông ưu tiên khác nhau. Việc nghiên cứu website và mạng xã hội sẽ cung cấp cho quá trình marketing bản địa hóa những dữ liệu giá trị dùng trong việc nghiên cứu thị trường tiềm năng và thậm chí là dự đoán xu hướng truyền thông địa phương qua các kênh này.

Kết hợp với nghiên cứu, việc dùng nhân sự tại chính địa phương là cách đáng cân nhắc khi tiến đến bản địa hóa. Bởi người dân địa phương là những người hiểu rõ nhất những giá trị văn hóa của khu vực, từ đó giúp doanh nghiệp hòa mình vào với nhịp sống tại đó.

Xây dựng trang mạng xã hội dành cho thị trường mục tiêu là bước đi quan trọng trong chiến lược marketing bản địa hóa. Có gần 4 tỷ người dùng Internet hàng ngày trên toàn thế giới, nhưng chỉ khoảng 25% trong số họ nói tiếng Anh. Theo Internet World Stats, hơn một nửa số lượt tìm kiếm trên Google được thực hiện bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Khảo sát do công ty Common Sense Advisory thực hiện cho thấy khách hàng có khả năng mua hàng hóa hoặc dịch vụ cao hơn 72% nếu nội dung tiếp thị được thể hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

IKEA là một ví dụ khác về một thương hiệu có tài khoản mạng xã hội được bản địa hóa. Công ty nội thất này có các trang Instagram bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Hà Lan, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Pháp, …

Chiến dịch “Share a Coke” (Cùng chia sẻ Coca) của Coca-Cola là một ví dụ điển hình về marketing bản địa hóa. Vào mùa hè năm 2011, ông lớn ngành đồ uống đã phát động chiến dịch kêu gọi mọi người chia sẻ một chai Coca Cola với những người khác, có thể là một người bạn thân, một người bạn cũ hay thậm chí một người bạn mới quen.

Chiến dịch ra mắt đầu tiên tại Úc. Coca Cola bắt đầu in lên những chai coca 150 cái tên phổ biến nhất như Liam, Jannis, Matte,… Chiến dịch này nhanh chóng lan rộng đến 123 quốc gia khác. Tại Việt Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè”, được khởi động vào năm 2014. Để phù hợp với thị trường mới, Coca Cola đã in những cái tên quen thuộc với người Việt như Phương, Ngọc, Nam, Thành,… lên chai đồ uống.

Chiến dịch "Share a coke" tại Việt Nam (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Coca-Cola còn tạo hashtag #xomtu trên Facebook để khách hàng dễ dàng chia sẻ hình ảnh với những chai coca đặc biệt. Hàng trăm nghìn chia sẻ đính kèm hashtag này cùng trào lưu tìm kiếm và chụp ảnh Coca-Cola in tên mình đã thu hút rất nhiều bạn trẻ trong mùa hè năm 2014. Còn tại thị trường Trung Quốc, nơi gọi tên riêng có thể coi là bất lịch sự, thông điệp của Coca Cola đã được thay đổi thành “Hãy chia sẻ coca với bạn thân/bạn cùng lớp/bạn cùng bàn,...

Một ví dụ khác về marketing bản địa hóa đến từ McDonald's. Thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng từng thất bại tại thị trường Việt Nam do không bắt kịp văn hóa của người Việt. Trong nỗ lực “lấy lòng” người tiêu dùng Việt, vào năm 2020, McDonald's Việt Nam đã chính thức ra mắt burger vị phở - sự kết hợp giữa các nguyên liệu như: thịt bò Úc, sốt phở, hành tây, trứng, húng quế và ngò gai. Thương hiệu này cho biết với burger vị phở, họ mong muốn mang lại trải nghiệm tươi mới cho những khách hàng yêu hương vị truyền thống tại Việt Nam.

Nguồn: conglyxahoi.net.vn