Giá vàng hôm nay 8/7: Sau khi lập đỉnh lịch sử, giá vàng lại tăng vài trăm ngàn đồng/lượng

Sau khi chinh phục đỉnh lịch sử, giá vàng miếng đang tiếp tục nhảy vọt theo thị trường kim loại quý thế giới. Hiện giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 49,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 50,05 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 100.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 150.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 49,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 50,03 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 70.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 180.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 49,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và 50,17 triệu đồng/lượng (bán ra).

Mức giá trên tăng 60.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và tăng 150.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.

Mức giá trên 50 triệu đồng/lượng là ngưỡng giá cao nhất trong lịch sử thị trường vàng trong nước. Trước đó, mức đỉnh được ghi nhận vào năm 2011 chỉ khoảng 49,5 triệu đồng một lượng.

Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch tại ngưỡng 1.795,5 USD/ounce (Theo Kitco News). Mức giá này tương đương khoảng 50,3 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.

Ảnh minh họa. (Nguồn: KTĐT)

Nền kinh tế lớn nhất thế giới dù chỉ mới bắt đầu phục hồi nhưng lại đang đứng trước nguy cơ có thể bị đóng cửa trở lại. Xu hướng đi lên dự đoán còn kéo dài trong ít nhất ba tháng tới, trạng thái ấn tượng được duy trì xuyên suốt quý II.

Giá vàng thế giới tăng trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng ở quốc gia này khiến các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng phục hồi kinh tế chuyển sang giữ vàng để bảo toàn tài sản.

Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), Mỹ có thể sẽ phải mất cả thập kỉ tới để phục hồi nền kinh tế đất nước sau nhưng hậu quả của đại dịch Covid-19 mang lại.

Trong một phân tích mới, CBO cảnh báo rằng đại dịch sẽ làm giảm trong sản lượng kinh tế tích lũy trong 10 năm tới, tương đương 3% GDP trong thập kỷ này. Không tính đến lạm phát, thiệt hại tổng cộng là 15,7 nghìn tỷ đô la, tương đương 5,3% GDP.

Bên cạnh đó, đồng USD đang trên đà suy yếu và được dự báo sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới do triển vọng ảm đạm của nền kinh tế Mỹ.

Giá vàng được đánh giá đang có quỹ đạo tích cực, mức 2.000 USD hoặc thậm chí 3.000 USD chắc chắn đạt được trong ngắn và trung hạn.

Ngoài ra, giá vàng được hưởng lợi từ lãi suất thấp trên toàn thế giới và những biện pháp kích thích của ngân hàng trung ương các nước như một phương thức chống lại lạm phát. 


Nguồn: Báo Pháp Luật Plus