Những phong cách kinh điển của nhà lãnh đạo thành công

"Đừng thắc mắc, hãy làm những gì tôi nói với bạn."

1. Lãnh đạo cưỡng chế

Nếu phải dùng 1 câu để tóm gọn về phong cách này thì đó là "Đừng thắc mắc, hãy làm những gì tôi nói với bạn." Nhà lãnh đạo tìm kiếm sự tuân thủ ngay lập tức từ nhân viên. Phong cách lãnh đạo này rất hữu ích khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng hay có một sự thay đổi lớn, các nhà lãnh đạo có thể cần phải thực hiện kiểu tiếp cận này để kiểm soát kết quả.

Hạn chế: Phong cách lãnh đạo này nó có thể khiến mọi người cảm thấy không được tôn trọng, và có thể tác động tiêu cực đến không khí tại văn phòng, cảm xúc của nhân viên khi làm việc.

2. Lãnh đạo kết nối

Với phong cách lãnh đạo này, một nhà lãnh đạo sẽ là người tạo ra sợi dây để gắn kết các nhân viên lại cùng nhau. Sự gắn kết mạnh mẽ này có thể tạo ra lòng trung thành trong một tổ chức. Phong cách này có hiệu quả trong hầu hết các điều kiện, đặc biệt là trong trường hợp sự tin tưởng hoặc tinh thần nhân viên cần phải được cải thiện. Nó cũng có ích khi cần xây dựng lòng tin của ai đó trong công ty.

Hạn chế: Cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng phong cách lãnh đạo này, bởi quá lạm dụng nó sẽ tạo ra một nền văn hóa mà ở đó những lỗi lầm có thể luôn được bỏ qua. Tồi tệ hơn, bạn sẽ loại bỏ luôn cả những lời chỉ trích mang tính xây dựng.

3. Lãnh đạo huấn luyện

Đây là phong cách tập trung vào phát triển nguồn nhân lực cho tương lai với khẩu hiệu đặc trưng là "Hãy thử điều này". Nó phát huy hiệu quả khi nhà lãnh đạo muốn giúp đỡ các thành viên trong nhóm hình thành, và phát huy các điểm mạnh vững chắc để làm việc hiệu quả hơn trong tương lai.

Hạn chế: Nếu nhân viên ngại thay đổi hoặc lãnh đạo thiếu trình độ thì phong cách này không phù hợp.

4. Lãnh đạo kiểu mẫu

Phong cách lãnh đạo kiểu mẫu có thể được nhìn thấy qua tình huống và thể hiện rõ nhất đó là khẩu hiệu "Hãy làm như tôi làm". Nó hiệu quả nhất khi các thành viên trong nhóm là những con người tài năng, xuất sắc, có tính thích nghi cao để đáp ứng với yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất của lãnh đạo.

Hạn chế: Phong cách này tạo áp lực lớn, dễ khiến nhân viên bị mất động lực làm việc và không phù hợp nếu nhân viên có chuyên môn thấp.

Trên là những kiểu phong cách lãnh đạo kinh điển của nhà quản lý thành công. Thay đổi linh hoạt giữa cách kiểu phong cách khác nhau sẽ giúp phát huy hết khả năng lãnh đạo của bản thân.

DanhBaViecLam.vn

Nguồn: Báo DĐDN