P2P Lending – Xu hướng tất yếu nhân rộng toàn cầu 

P2P là một giải pháp công nghệ số tài chính mang tính mới mẻ và vô cùng đột phá giúp khai thác kinh doanh, kết nối cộng đồng hiệu quả. Ra đời cách đây khoảng 14 năm, P2P Lending dần dần trở thành hình thức vay ngang hàng phổ biến và phát triển mạnh mẽ, nó giúp kết nối các nhà đầu tư với các nhân hoặc doanh nghiệp muốn vay mà không cần thông qua trung gian. Từ các thị trường Mỹ, Anh,.. P2P Lending đã nhanh chóng lấn sân sang Châu Á và đặc biệt mở rộng tại các thị trường Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia… và Việt Nam.  

P2P được xem là một sự sáng tạo vượt bậc trong ngành tài chính. Dù ở bất kỳ đâu, người có tiền và người cần tiền chỉ cần có ứng dụng phần mềm và mạng Internet là có thể dễ dàng thao tác cá giao dịch online một cách thuận tiện, nhanh chóng. Với nền tảng công nghệ hiện đại, phương thức này đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, lược bỏ những thủ tục rườm rà, giảm chi phí dịch vụ, hệ thống phân tích, kiểm soát dữ liệu một cách khoa học, chính xác, tốc độ.

P2P được xem là một sự sáng tạo vượt bậc trong ngành tài chính

Các ứng dụng phần mềm P2P Lending có nhiều tính năng tiện lợi, cho phép nhà đầu tư có quyền lựa chọn người được đầu tư hoặc cho vay tự động, theo dõi tiến trình và sự phân bổ nguồn vốn. Người vay tiền lựa chọn thời hạn và số tiền cần vay, phần mềm sẽ tự động thông báo lãi suất và nhắc nhở hạn trả tiền. Lãi suất được tính toán dựa trên cơ sở phân tích thông tin khách hàng qua tín nhiệm, tài khoản mạng xã hội… Nền tảng công nghệ Big Data giúp quá trình thực hiện phân tích đánh giá và kiểm soát thông tin khách hàng hoàn toàn trực tuyến.

Được sáng lập vào năm 2005 tại Anh, hình thức cho vay ngang hàng P2P đã nhanh chóng lan rộng và trở thành xu hướng tất yếu nhân rộng toàn cầu. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, số doanh nghiệp thành lập trên lĩnh vực này tăng đáng kể, đặc biệt phát triển nhất tại Anh, Mỹ và Trung Quốc,...

Mặc dù hình thức cho vay ngang hàng bản chất giống nhau nhưng cách thức quản lý ở mỗi quốc gia lại có những đặc thù riêng biệt. Ví dụ như  tại Mỹ hoặc Anh, P2P Lending vận hành gần giống như hoạt động đầu tư trái phiếu. Đặc biệt tại Mỹ, công ty P2P Lending chỉ được huy động tối đa 1,07 triệu USD trong mỗi năm từ nhà đầu tư, trừ trường hợp đặc biệt cần xin phép riêng và phải được thẩm định bởi Sở giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC).

Mặc dù hình thức cho vay ngang hàng bản chất giống nhau nhưng cách thức quản lý ở mỗi quốc gia lại có những đặc thù riêng biệt

Tương tự, tại Malaysia, Ủy ban chứng khoán quốc gia (SC) giữ vai trò chính trong việc quản lý mô hình cho vay ngang hàng và quy định lãi suất cho vay không vượt mức 18%/năm. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính (OJK) lại là đơn vị quản lý hoạt động P2P Lending của Indonesia và phải có số vốn tối thiểu 1 triệu rupiah (khoảng 67.000 USD) khi đăng ký và 2,5 triệu rupiah để được chính thức cấp giấy phép kinh doanh.

Mặc dù vậy, điểm chung của P2P Lending ở mọi quốc gia là khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, giải ngân nhanh, linh hoạt và chi phí tuân thủ thấp hơn so với cách thức vay truyền thống. Chính những điều này đã khuyến khích sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các sàn P2P Lending trong những năm qua nhằm tiếp cận các đối tượng khách hàng chưa hoặc khó tiếp cận được khu vực ngân hàng.

Theo chuyên gia kinh tế khu vực tài chính Vụ Đông Nam Á – bà Dương Nguyễn thì thị trường cho vay P2P Lending toàn cầu ước tính sẽ có mức tăng trưởng lên tới 53%/năm và có thể đạt tới giá trị 490 tỷ USD vào năm 2020.  

Tại Việt Nam, Chính phủ cũng vừa chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án thí điểm cho vay ngang hàng và dự kiến đưa loại hình kinh doanh này vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây có thể được xem là một tin vui, xung lực mới cho nhóm doanh nghiệp P2P Lending tại Việt Nam.

Tiềm năng phát triển của P2P Lending được các chuyên gia kinh tế đánh giá là vô cùng lớn, có thể trở thành hình thức tín dụng phổ biến toàn cầu và tất nhiên trong đó có cả Việt Nam. Nắm bắt những ưu điểm Fintech và nhu cầu vay vốn vô cùng lớn, rất nhiều đơn vị P2P tại Viêt Nam được sáng lập. Trong đó không thể không kể đến “điểm sáng” Mofin – top 3 ứng dụng cho vay ngang hàng hiệu quả nhất hiện nay. Nhằm đem đến giải pháp P2P Lending ưu Việt, kết nối người cần vay và người cho vay thông qua ứng dụng Mofin trên nền tảng bền vững, an toàn, hiệu quả.

Mofin – top 3 ứng dụng cho vay ngang hàng hiệu quả nhất hiện nay

Vừa qua vào đầu tháng 5/2019, Mofin đã được Công ty Cổ phần công nghệ tài chính NETFIN mua lại và chính thức trở thành ứng dụng của Việt Nam hoạt động theo công nghệ của Mỹ. Đặc biệt, vào 24/6/2019 vừa qua, lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa ngân hàng NCB, bảo hiểm VASS và công ty Công nghệ tài chính NETFIN càng giúp cho Mofin có lợi thế hơn khi kết hợp cùng ngân hàng và bảo hiểm.