Dưới đây là những quy tắc tài chính giúp bạn sử dụng tiền hiệu quả, từ đó có thể tạo lập được một khối tài sản trong tương lai:
1. Xem xét chi phí sử dụng
Đôi lúc chúng ta gặp rắc rối khi cố gắng tiết kiệm tiền. Chúng ta cố gắng tiết kiệm tiền cả những vật dụng cơ bản cần sử dụng hàng ngày. Nhưng nên nhớ rằng giá trị thực của sản phẩm không phải là giá tiền của nó, mà là bạn có thể sử dụng bao lâu.
Khi chúng ta mua những thứ rẻ tiền mà chất lượng kém, chúng ta sẽ phải mua những vật dụng này thường xuyên hơn. Để cụ thể hơn, bạn nhớ công thức này: giá thực của sản phẩm = giá tiền/số lần bạn sử dụng. Bạn nên áp dụng công thức này mỗi khi muốn mua món hàng quan trọng.
2. Lập ra danh sách những món cần mua sắm cho các đợt sale hàng năm
Ai trong chúng ta cũng thích những đợt giảm giá. Tuy nhiên, nếu không vạch ra danh sách những đồ cần mua, bạn có thể sẽ "vung tay quá trán" gây tốn kém. Vì thế, hãy xác định những món đồ thực sự cần để mua sắm khoa học và hợp lý.
3. Tránh bị "kích động"
Hưởng thụ chính đáng nhưng không được phép quá xa xỉ. Bạn nên cảnh giác trước những lời mời chào mỹ miều như "Hãy mạnh dạn đầu tư cho đời sống thoải mái của bạn" thường được nhiều nơi sử dụng để lôi kéo người mua móc hầu bao. Phần lớn các khoản chi trong số này được coi là "ném tiền qua cửa sổ" và khiến bạn có thể gặp nhiều rắc rối trong chi tiêu, thậm chí làm thủng ngân sách, rơi vào túng thiếu ngắn và dài hạn.
Các khoản xa xỉ bạn cần tránh, ít ra trong hoàn cảnh chưa phù hợp với điều kiện của bạn đó là phẫu thuật thẩm mỹ, sắm đồ nội thất, trang phục, phụ kiện mắc tiền, mua xe hơi, quá hào phóng trong ăn uống, du lịch…
4. Đặt giới hạn cho các chi phí hàng ngày
Lập kế hoạch chi tiêu là một trong những quy tắc quan trọng nhất để quản lý ngân sách. Sau khi lên kế hoạch chi tiêu lớn, hãy cố gắng giới hạn số tiền bạn tiêu mỗi ngày. Điều này sẽ cho phép bạn ngừng lãng phí tiền bạc, và tránh việc đến cửa hàng chỉ để mua một cái gì đó ngon ngon.
Hãy suy nghĩ cẩn thận về số tiền bạn có thể chi tiêu mà không lên kế hoạch trước (uống cà phê, đi taxi...) và cố gắng không chi tiêu nhiều hơn.
5. Đừng tiêu tiền như cách bạn tiết kiệm tiền
Bạn chi tiêu càng ít thì bạn càng tiết kiệm được nhiều. Đó là một điều hiển nhiên. Vậy nên hãy là người mua sắm một cách hợp lý. Nếu bạn gặp khó khăn trong mua sắm, bạn có thể tự hỏi những câu hỏi này trước mỗi lần mua hàng: "Liệu tôi có thực sự cần nó? Nếu tôi không mua nó thì sao?".
6. Sống trong khả năng
Phát triển ngân sách thật vững chắc và chỉ sống trong khả năng tài chính của bạn cho phép. Điều này có nghĩa là không nên "vung tay" hơn những gì bạn kiếm được. Nhờ cách chi tiêu hợp lý như vậy, bạn sẽ không cần phải lo lắng đến những khoản nợ, bội chi.
Chi tiêu trong khả năng là một điều nên làm nhưng chi tiêu dưới khả năng còn là yếu tố giúp bạn nhanh chóng trở thành người giàu có, có nguồn vốn để kinh doanh hoặc tiết kiệm cho tương lai.
7. Trả nhiều hơn mức thanh toán tối thiểu cho khoản vay
Hầu hết mọi người thích thanh toán khoản vay tối thiểu. Lúc đầu, có vẻ như đó là một quyết định hợp lý, đặc biệt nếu bạn không có nhiều tiền. Nhưng bạn nên nhớ, nợ càng nhỏ, lãi bạn phải trả càng ít.
8. Chọn một người chịu trách nhiệm về ngân sách gia đình
Khi không có một người chịu trách nhiệm về ngân sách trong một gia đình, rất nhiều tiền có thể bị lãng phí. Nhưng nếu một trong hai vợ chồng quản lý tiền tốt hơn người kia, có lẽ hai người nên thảo luận và phân công vai trò trong vấn đề tài chính. Điều này sẽ cho phép gia đình bạn tối ưu hóa chi phí và tránh rất nhiều xung đột trong tương lai.
9. Chia sẻ chi phí của bạn
Chia sẻ chi phí với bạn bè có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền. Ví dụ, đi chung xe đến siêu thị với người thân, bạn bè hoặc những người bạn biết. Có những ưu đãi giảm giá có thể mang lại lợi nhuận cho tất cả mọi người. Bạn cũng có thể đặt hàng từ các cửa hàng trực tuyến với người khác để giảm chi phí vận chuyển.