Theo đó, Washington có thể sử dụng số trái phiếu 1.000 tỉ USD cách đây hàng thế kỷ như một loại vũ khí trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Số trái phiếu này được phát hành trước cả thời điểm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tên chính thức của Trung Quốc) ra đời, tức cách đây hàng thế kỷ.
Đài RT dẫn lời các nhà phân tích cho biết số trái phiếu 1.000 tỉ USD mà Trung Quốc nợ Mỹ đã điều chỉnh theo lạm phát, lãi suất và những thiệt hại khác, tương đương với lượng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ.
Nhà đầu tư Jim Rogers nói với đài RT rằng họ nghi ngờ về khả năng Trung Quốc sẽ trả nợ số trái phiếu kể trên. Ông cũng nhận định việc Mỹ cố gắng đòi tiền sẽ chỉ gây ra các vấn đề kinh tế nghiêm trọng và làm cho tình hình hỗn loạn càng trở nên tồi tệ hơn.
"Nếu Mỹ quyết định đòi nợ, những gì họ có thể làm là đóng băng tài sản của người Trung Quốc ở Mỹ, lấy đi những tài sản đó hoặc tịch thu chúng. Trung Quốc chắc chắn sẽ trả đũa một động thái như vậy" – ông Jim phân tích.
Bắc Kinh chưa bao giờ công nhận khoản nợ trái phiếu 1.000 tỉ USD của Mỹ. Bởi vậy, GS Mitu Gulati đến từ Trường ĐH Duke (Mỹ), cho rằng nếu muốn lấy được tiền, Washington phải buộc Bắc Kinh công nhận khoản nợ, thắng kiện, sau đó tìm cách bắt họ rút tiền.
Tuy nhiên, GS Gulati dự đoán chính phủ Mỹ sẽ không làm vậy, đặc biệt nếu các trái chủ là những người ủng hộ nhiệt tình của Tổng thống Donald Trump. "Ngay bây giờ, nếu chính phủ liên bang Mỹ cố gắng giúp các chủ nợ khởi kiện, đó sẽ là một câu chuyện khác" – GS Gulati nhận định.
Hôm 1-9, thuế quan "ăn miếng trả miếng" giữa Mỹ và Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Mỹ áp thuế 15% đối với 112 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, trong khi Trung Quốc trả đũa bằng mức thuế từ 5-10% đối với một phần số hàng nhập khẩu trị giá 75 tỉ USD của Mỹ, bao gồm cả nông sản.